Viêm đại tràng cấp tính là tình trạng viêm nhiễm xảy ra do nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây ra các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài nhiều lần,…Nếu không được điều trị kịp thời khiến niêmmạc đại tràng bị tổn thương, hệ vi khủaan có ích trong đường ruột bị suy giảm bệnh diễn biến nặng hơn và chuyển sang giai đoạn mạn tính. Vì vậy, khi có các triệu chứng của bệnh người bệnh nên thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp tính
Nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng cấp tính chủ yếu liên quan tới chế độ ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Khi sử dụng thực phẩm bị nhiễm khuẩn, sử dụng nguồn nước nhiễm vi sinh vật gây bệnh là những nguyên nhân dễ dẫn tới tình trạng trên.
Kí sinh trùng loại hay gặp nhất là lỵ amip, với vi khuẩn có thể là lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao…
Đối với virút gặp nhiều hơn cả là virút Rota, đặc biệt là ở trẻ em.
Với viêm loét đại trực tràng chảy máu, nguyên nhân chưa được xác định, bệnh có thể tự miễn. Ngoài ra, còn có thể gặp viêm đại tràng cấp do dị ứng thức ăn.
Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng cấp tính
Ở nước ta, phần lớn các trường hợp mắc viêm đại tràng cấp tính là do nhiễm lỵ amip hoặc do nhiễm lỵ trực tràng (Shigella). Ở mỗi dạng bệnh người bệnh có những triệu chứng riêng để nhận diện.
Viêm đại tràng cấp tính do nhiễm lỵ amip
- Người bệnh có cảm giác đau quặn từng cơn bên phải, bên trái hoặc khắp bụng
- Có cảm giác mót đi ngoài liên tục, nhưng mỗi lần đi ngoià chỉ có một ít phân và có máu và chất nhày kèm theo phân
- Đau rát hậu môn
- Bụng căng tức, khó chịu
- Bệnh nặng gây ra tình trạng áp xe gan – phổi do amip chui qua niêm mạc đại tràng bị tổn thương vào tĩnh mạch
- Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, người bệnh ăn không ngon, chán ăn, cơ thể suy nhược
- Nội soi đại trực tràng sẽ thấy lòng đại tràng có các vết loét giống như hình khuy áo, phía trên ổ loét bao phủ nhiều chất nhày.
Viêm đại tràng do lỵ trực tràng (Shigella)
- Đi tiêu phân lỏng
- Bụng đau quặn, mót rặn, đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện, sau trung tiện hoặc đại tiện thì đau giảm hơn
- Đại tiện ra máu
- Người bệnh có thể có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc như sốt cao, cơ thể mệt mỏi, rối loạn nước và chất điện giải có thể dẫn tới trụy tim mạch
Viêm đại tràng cấp tính nếu không được điều trị tích cực bệnh tái đi tái lại và chuyển sang dạng mãn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe ví dụ như thủng đại tràng, ung thư đại tràng,…
Xem thêm: Đau bụng do viêm đại tràng ở vị trí nào?
Biến chứng có thể xảy ra do viêm đại tràng cấp tính
Khi bị viêm đại tràng cấp do amip nếu không được điều trị đúng có thể dẫn tới viêm đại tràng mạn, thậm chí nguy hjểm hơn có thể dẫn tới áp xe gan
Biến chứng viêm đại tràng do vi khuẩn lỵ có thể dẫn tới tình trạng thủng đại tràng, viêm loét đại tràng, hiếm gặp hơn là nhiễm trùng huyết.
Biến chứng của bệnh lao ruột có thể gây ra bán tắc ruột, thủng ruột gây viêm phúc mạc có thể gây tử vong
Điều trị viêm đại tràng cấp như thế nào?
Dùng thuốc điều trị viêm đại tràng cấp
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng người bệnh gặp phải mà bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp. Các thuốc thường sử dụng trong điều trị viêm đại tràng cấp bao gồm:
Thuốc giảm đau và chống co thắt:
Tùy vào mức độ đau mà bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc với liều lượng sau đây:
Thuốc uống:
- Trimebutin (Debridat) 100mg/viên: dùng 1 – 6 viên/ngày.
- Phloroglucinol (Spasfon) 80mg/viên: dùng 4 viên/ngày.
- Mebeverin (Duspatalin) 100mg/viên: dùng 2 – 4 viên/ngày.
Thuốc đặt lưỡi: Phloroglucinol (Spasfon) 80mg/viên ngậm: dùng 2 viên/ngày.
Thuốc tiêm: Phloroglucinol (Spasfon) 40mg/ống: dùng 1-3 ống/ngày.
Tác dụng của thuốc: Giảm đầy hơi, chướng bụng, giảm rối loạn vận động đại tràng
Giảm chướng bụng đầy hơi :
Bệnh nhân có thể dùng than hoạt tính, Debridat, Carbophos, Duspatalin, Sorbitol.
Thuốc chống táo bón:
Thuốc uống:
- Duphalac 10g/gói: uống 1 – 3 gói/ngày.
- Folax 10g/gói: uống 1 – 2 gói/ngày.
- Sorbitol 5g/gói: uống 1 – 3 gói/ngày.
- Igol (bổ sung chất xơ): uống từ 1-6 gói trong 3 ngàyn liên tục.
Thuốc tiêm, bơm trực tràng: Microlax 3ml/ống
Lưu ý: Các thuốc chống táo bón sẽ không được bác sĩ chỉ định để điều trị lâu dài mà chỉ dùng trong thời gian ngắn, khi người bệnh đi đại tiện bình thường trở lại thì sẽ ngưng dùng thuốc ngay.
Thuốc chữa đau bụng tiêu chảy :
- Imodium 2mg/viên: dùng 1-6 viên.
- Actapulgte: dùng 2 – 3 gói/ngày.
- Smecta: dùng 2 – 3 gói/ngày.
Thuốc diệt khuẩn đường ruột:
Biseptol 480mg: dùng 2 viên/ngày.
Chú ý: Sử dụng thuốc kháng sinh tuy làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm đại tràng cấp nhưng nhược điểm làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và không nên lạm dụng quá liều lượng cho phép.
Bù nước và chất điện giải
Đối với người bệnh bị tiêu chảy kéo dài dẫn tới tình trạng mất nước nặng, người bệnh cần được bù nước và chất điện giải. Nước và chất điện giải có thể được đưa trực tiếp vào cơ thể thông qua đường truyền tĩnh mạch.
Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cấp
Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh, không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà góp phần không nhỏ trong điều trị bệnh hiệu quả. Người bệnh cần lưu ý chế độ ăn uống như sau:
- Thức ăn chế biến dạng lỏng, chia làm nhiều lần trong ngày giúp cơ thể bổ sung chất dinh dường đồng thời giảm tải cho hệ tiêu hóa. Chế độ ăn lỏng rất cần thiết đối với người gặp phải triệu chứng tiêu chảy.
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chưa được nấu chín hay gia vị cay nóng gây kích thích niêm mạc đại tràng
- Khi người bệnh có triệu chứng táo bón cần ăn thức ăn đặc, rau xanh nhiều chất xơ giúp kích thích nhu động ruột giảm hiện tượng táo bón
Đông y chữa viêm đại tràng cấp tính
Bên cạnh điều trị viêm đại tràng theo phương pháp Tây y, để giảm triệu chứng của bệnh, bảo vệ niêm mạc ruột, tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương mà vẫn giữ hệ vi khuẩn có ích đường ruột một số bài thuốc Đông y chữa viêm đại tràng cấp dưới đây:
Bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng
- Nam mộc hương
- Bạch chỉ
- Sâm đại hành
Mỗi thứ 40g sau đó đem tất cả sao vàng, tán bột, ngày uống 10g, chia hai lần, hòa nước sôi uống.
Bài thuốc chữa viêm đại tràng, đi ngoài ra máu
- Bột quả tơ hồng 20g
- Hoa hòe 30g
- Hoa kinh giới 20g
Đem các vị thuốc trên sao đen, tán thành bột, 1 lòng đỏ trứng gà luộc chín, phèn 5g, sáp ong 15g. Lấy lòng đỏ trứng đánh tơi cho vào sáp ong, khuấy đều với các bột trên, vo lại thành viên nhỏ như hạt lạc. Ngày uống ba lần, mỗi lần 5g.
Bài thuốc chữa viêm đại tràng , người mệt mỏi, kém ăn
- Bố chính sâm 12g
- Bạch truật 12g
- Biển đậu 12g
- Ý dĩ sao 12g
- Liên nhục 12g
- Trần bì 6g
Tất cả sao vàng, tán bột, ngày uống 30g, chia ba lần, hoặc sắc uống ngày một thang.
Xem thêm: Nên ăn gì để cải thiện bệnh viêm đại tràng?
Giải pháp hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cấp tính
Để hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả, người bệnh có thể kết hợp sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính.
Tràng Phục Linh có tác dụng:
- Giúp tái tạo niêm mạc đại tràng bị tổn thương và cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Giúp khắc phục nhanh những triệu chứng của bệnh như: tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần, sống phân, rối loạn tiêu hóa…
- Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính.
Tìm mua sản phẩm Tràng Phục Linh có chứa ImmuneGamma gần nhà bạn nhất TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Nguyên tắc phòng bệnh viêm đại tràng cấp tính
Để phòng bệnh viêm đại tràng cấp hiệu quả, cần vệ sinh môi trường sạch sẽ. Bên cạnh đó, không ăn thức ăn chưa được nấu chín như tiết canh, nem chua, rau sống,… không sử dụng nước chưa đun sôi nhất là nước đá chưa tiệt trùng.
Khi gia đình có người mắc kiết lỵ, lỵ trực khuẩn, thương hàn, tả,..cần tiệt trùng các dụng cụ dùng trong ăn uống bằng cách luộc với nước sôi. Phân của người bệnh không để vương vãi, phải cho vào hố xí và có chất sát khuẩn mạnh đặc biệt là ở nông thôn và miền núi.