Viêm đại tràng cấp là giai đoạn đầu của bệnh viêm đại tràng, nếu không được phát hiện sớm bệnh tái đi tái lại và chuyển sang dạng mạn tính gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Viêm đại tràng cấp tính uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc trên.
Biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng cấp
Viêm đại tràng cấp do nhiều tác nhân gây nên. Trường hợp nếu do lỵ amip có triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, đi ngoià liên tục nhưng mỗi lần đi ngoià chỉ có một ít phân có máu, chất nhày kèm theo phân. Trường hợp nếu do vi khuẩn lỵ người bệnh có các dấu hiệu như sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu.
Đặc biệt nếu như do Shigella số lần đi ngoài không thể đếm được, phân chảy ra theo đường hậu môn và không thành khuôn, mất nước và chất điện giải nhiều nên người bệnh dễ bị trụy tim mạch.
Bệnh viêm đại tràng cấp gây ra các triệu chứng khó chịu, khiến người bệnh phải kiêng khem quá mức dẫn tới thiếu chất, suy dinh dưỡng dẫn tới xanh xao mệt mỏi. Bệnh viêm đại tràng cấp nếu không được điều trị sớm và đúng cách bệnh tiến triển và chuyển sang dạng mạn tính thậm chỉ xảy ra các biến chứng:
Thủng đại tràng
Thường xảy ra sau các đợt điều trị kháng sinh, lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt, lớp lông nhung trở nên trơ trọi khiến các vết loét ăn sâu đến đại tràng và bào mỏng thành đại tràng. Tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể dẫn tới thủng đại tràng. Trường hợp không cấp cứu kịp thời biến chứng này có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng.
Giãn đại tràng cấp tính
Khi đại tràng bị giãn, chức năng tiêu hóa của đại tràng bị suy giảm nghiêm trọng dễ gây ra tình trạng loét và thủng gấp nhiều lần. Người bệnh gặp các triệu chứng như đau bụng dữ dội, chướng bụng, có thể hôn mê, tỷ lệ tử vong khá cao.
Ung thư đại tràng
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm đại tràng, theo thống kê của Bộ Y Tế năm 2015, có 20% người bị viêm đại tràng chuyển thành ung thư đại tràng. Ung thư đại tràng thường phát hiện ở giai đoạn muộn nên việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn kém và dễ tử vong hơn.
Xem thêm: Viêm đại tràng có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng cấp tính uống thuốc gì?
Khi chẩn đoán mắc viêm đại tràng ở giai đoạn cấp tính, bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc tây y để điều trị. Ưu điểm của thuốc tây giảm nhanh các triệu chứng mà bệnh gây nên như đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần,…nhưng cần lưu ý thuốc gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn đối với người bệnh.
Dưới đây là một số nhóm thuốc dùng điều trị bệnh:
1. Nhóm thuốc giảm đau và chống co thắt
Tùy thuộc vào mức độ đau của người bệnh mà sử dụng thuốc với liều lượng như sau:
Đối với thuốc uống:
- Trimebutin (Debridat) 100mg/viên: dùng 1 – 6 viên/ngày.
- Phloroglucinol (Spasfon) 80mg/viên: dùng 4 viên/ngày.
- Mebeverin (Duspatalin) 100mg/viên: dùng 2 – 4 viên/ngày.
Với thuốc đặt lưỡi:
Phloroglucinol (Spasfon) 80mg/viên ngậm: dùng 2 viên/ngày.
Sử dụng thuốc tiêm:
Phloroglucinol (Spasfon) 40mg/ống: dùng 1-3 ống/ngày.
Các thuốc này còn có tác dụng giảm đầy hơi, chướng bụng, giảm rối loạn vận động đại tràng.
2. Nhóm thuốc giảm chướng bụng đầy hơi
Bệnh nhân có thể dùng than hoạt tính, Debridat, Carbophos, Duspatalin, Sorbitol.
3. Nhóm thuốc chống táo bón
Thuốc uống:
- Duphalac 10g/gói: uống 1 – 3 gói/ngày.
- Folax 10g/gói: uống 1 – 2 gói/ngày.
- Sorbitol 5g/gói: uống 1 – 3 gói/ngày.
- Igol (bổ sung chất xơ): uống từ 1-6 gói trong 3 ngàyn liên tục.
Thuốc tiêm, bơm trực tràng:
Microlax 3ml/ống
Lưu ý: Các loại thuốc chống táo bón sẽ không được bác sĩ chỉ định lâu dàu mà chỉ dùng trong một thời gian ngắn khi người bệnh đi đại tiện bình thường trở lại sẽ ngưng dùng thuốc ngay.
4. Nhóm thuốc chữa đau bụng tiêu chảy
- Imodium 2mg/viên: dùng 1-6 viên
- Actapulgte: dùng 2 – 3 gói/ngày
- Smecta: dùng 2 – 3 gói/ngày
5. Nhóm thuốc diệt khuẩn đường ruột:
Biseptol 480mg: dùng 2 viên/ngày.
Khi sử dụng các thuốc kháng sinh giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng của viêm đại tràng cấp nhưng đồng thời cũng làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột. Do đó, người bệnh cần lưu ý chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về tự điều trị khiến bệnh càng trở nên trầm trọng.
Xem thêm: Siêu âm có phát hiện được viêm đại tràng hay không?
Thuốc đông y chữa viêm đại tràng cấp tính
Ngoài các loại thuốc Tây y dùng chữa viêm đại tràng cấp tính, có một số bài thuốc đông y cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh đồng thời vẫn giữ hệ vi khuẩn có ích cho đường ruột
Bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng
Cần chuẩn bị các vị thuốc như sau:
- Nam mộc hương
- Bạch chỉ
- Sâm đại hành
Mỗi thứ 40g. Đem tất cả sao vàng, tán bột, ngày uống 10g, chia hai lần, hòa nước sôi uống.
Bài thuốc chữa viêm đại tràng, đi ngoài ra máu
Chuẩn bị các vị thuốc như sau:
- Bột quả tơ hồng 20g
- Hoa hòe 30g
- Hoa kinh giới 20g
Đem các vị thuốc trên sao đen, tán thành bột, 1 lòng đỏ trứng gà luộc chín, phèn 5g, sáp ong 15g. Lấy lòng đỏ trứng đánh tơi cho vào sáp ong, khuấy đều với các bột trên, vo lại thành viên nhỏ như hạt lạc. Ngày uống ba lần, mỗi lần 5g.
Bài thuốc chữa viêm đại tràng , người mệt mỏi, kém ăn
- Bố chính sâm 12g
- Bạch truật 12g
- Biển đậu 12g
- Ý dĩ sao 12g
- Liên nhục 12g
- Trần bì 6g
Tất cả sao vàng, tán bột, ngày uống 30g, chia ba lần, hoặc sắc uống ngày một thang.
Giải pháp hiệu quả cho người mắc viêm đại tràng cấp tính?
Các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm hiệu quả triệu chứng các bệnh về đại tràng, trong đó có viêm đại tràng cấp và mạn tính.
Tràng Phục Linh có tác dụng:
- Giúp tái tạo niêm mạc đại tràng bị tổn thương và cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Giúp khắc phục nhanh những triệu chứng của bệnh như: tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần, sống phân, rối loạn tiêu hóa…
- Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính.
Tìm mua sản phẩm Tràng Phục Linh có chứa ImmuneGamma gần nhà bạn nhất TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.