Viêm đại tràng co thắt gây ra đau đớn và là nỗi ám ảnh có nhiều bệnh nhân mắc chứng bệnh này. Tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm đại tràng co thắt giúp bạn hiểu và phòng tránh được bệnh một cách hiệu quả.
1. Viêm đại tràng co thắt là gì?
Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng, bệnh đại tràng chức năng… Các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại, kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột. Viêm đại tràng co thắt có liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ thực phẩm thông qua đại tràng (ruột già).Viêm đại tràng co thắt là bệnh hay gặp ở người lớn tuổi.
Viêm đại tràng co thắt được phân thành 3 loại cơ bản:
- Loại 1: Có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.
- Loại 2: Có hiện tượng đau bụng và táo bón.
- Loại 3: Có hiện tượng đau bụng, vừa tiêu chảy lại vừa táo bón (phân thường có dấu hiệu đầu rắn đuôi nát)
Có khoảng 20% dân số trên thế giới bị viêm đại tràng co thắt. Riêng tại Việt Nam thì có khoảng 30-40% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt. Viêm đại tràng co thắt thường gặp ở nữ giới (cứ 4 nữ giới mắc viêm đại tràng co thắt thì có 1 nam giới bị mắc chứng bệnh này). Người dễ mắc viêm đại tràng co thắt là bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng (hysteria), trầm cảm, ám ảnh hay bị stress tâm lý… Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
2. Nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng co thắt
Nguyên nhân của viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, và một trong những nguyên nhân điển hình có thể kể tới là:
- Viêm đường ruột bởi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh – thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ a-míp
- Do rối loạn nhu động ruột mà phần lớn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thần kinh như lo lắng, căng thẳng, stress
- Do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn
- Do rối loạn tâm thần, sang chấn tâm thần…
Việc chẩn đoán ra bệnh viêm đại tràng co thắt được xem là khó khăn và phức tạp. Với từng bệnh nhân mà Bác sĩ đưa ra các chỉ định xét nghiệm khác nhau và còn tùy thuộc vào trang thiết bị của từng phòng xét nghiệm.
- Trường hợp bệnh nhân bị nghi loạn khuẩn có thể cho xét nghiệm vi khuẩn chí, xét nghiệm tìm các loại trứng giun, sán
- Nếu trường hợp nghi ngờ nhiễm viêm đại tràng với lý do khác có thể cho chụp khung đại tràng có thuốc cản quang, và nếu có điều kiện thì có thể tiến hành nội soi đại tràng…
Bệnh viêm đại tràng co thắt ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống (không thoải mái, kiêng khem quá mức, hay cáu gắt dễ nổi nóng, lúc nào cũng lo đến bệnh tật của mình).
3. Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt
Bệnh viêm đại tràng co thắt có rất nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng triệu chứng điển hình nhất của viêm đại tràng co thắt là đau bụng. Đau bụng đa dạng, có thể đau sau khi ăn, có thể đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh…
Do cơn đau dai dẳng, đặc biệt đau sau khi ăn, thế nên hầu hết người bệnh bị viêm đại tràng co thắt không dám ăn những thức ăn có dạng như vậy. Khi căng thẳng, stress thì cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Viêm đại tràng co thắt thường đau vùng bụng ở dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, dễ gây nhầm với bệnh đau dạ dày.
Hầu hết người bệnh đều cho biết, hết cơn đau bụng sau khi đi đại tiện. Nhưng, cũng có nhiều bệnh nhân viêm đại tràng co thắt mạn tính thì vừa đi ngoài xong chưa vào đến phòng nghỉ đã xuất hiện cơn đau quặn bụng khác muốn đi ngoài tiếp.
4. Viêm đại tràng co thắt có thể phát triển thành mãn tính
Viêm đại tràng co thắt nếu không điều trị bệnh theo liệu trình và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ sẽ có nguy cơ hình thành viêm đại tràng mãn tính. Vì vậy, để điều trị hiệu quả người bệnh cần có chế độ ăn uống lành manh, giữ tinh thần thoái mái, chế độ ăn giàu chất xơ, tránh xa các chất kích thích có hại cho cơ thể.
Khi có các biểu hiện của bệnh, cần tới các trung tâm y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó cần có lối sống lành mạnh để tránh bệnh phát triển thành dạng mãn tính.
5. Biện pháp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn đóng vai trò khá quan trọng trong việc phòng trị viêm đại tràng co thắt đặc biệt là khi có triệu chứng đau bụng. Cần kiêng những thực phẩm không thích hợp với mình khiến các triệu chứng của bệnh càng trở nên nặng nề.
Một số thức ăn không phù hợp như: Sữa, tôm, cua, cá…Bên cạnh đó cần tránh những thức ăn gây sinh hơi nhiều như sắn, khoai tây, những chất kích thích như rượu, cà phê, các đồ gia vị, đồ uống có ga, thức ăn để lâu, bảo quản không tốt, ăn hoa quả khó tiêu có nhiều đường như xoài, mít, cam, quýt, ăn hợp lý những thức ăn chứa nhiều sợi xơ…
Chế độ luyện tập
Luyện tập một số bài tập thư giãn, khí công…massage bụng hàng ngày, tập đi ngoài đều đặn
Điều trị bằng thuốc
Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng để giảm bớt các triệu chứng đó. Các triệu chứng thường gặp như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng…
Lưu ý: Nếu thực sự bạn chỉ đau ở một vị trí duy nhất, và bạn sụt cân nhiều thì trước khi nghĩ đến bệnh này cần phải được khám và loại trừ những bệnh khác nguy hại đến sức khỏe như: Polip, Viêm loét đại tràng do nhiễm vi sinh, ….trĩ nội cũng là nguyên nhân gây nên bởi việc đi ngoài táo quá lâu.
6. Điều trị viêm đại tràng co thắt
Đa phần hiện nay người bệnh khi đi khám được phát hiện là bị đại tràng co thắt đều được kê thuốc điều trị triệu chứng để trị bệnh như thuốc Giảm đau, giảm co thắt, chống sinh hơi, chống tiêu chảy, chống táo bón, an thần, gây ngủ, … mà không loại trừ triệt để khiến bệnh nhân phải dùng nhiều lần, dễ chán nản với các thuốc này bởi bệnh thường xuyên tái phát. Thậm chí, với những bệnh nhân phải dùng nhiều loại thuốc quá sẽ dễ bị “ phản tác dụng” với nhau. Ví dụ, thuốc giảm đau, giảm chướng bụng có thể gây tăng tình trạng táo bón, và ngược lại thuốc trị táo bón lại làm nặng thêm triệu chứng đau và trướng bụng… Cứ như vậy, sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn trong phương pháp điều trị, gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh…
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY
– Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.