Viêm đại tràng co thắt là bệnh không hiếm gặp hiện nay, nhưng nhiều người chưa biết nhiều thông tin về bệnh lý này. Bài viết này chúng tôi xin đề cập sâu về bệnh để bạn đọc hiểu hơn về bệnh cũng như có biện pháp phòng trị hiệu quả.
Viêm đại tràng co thắt là gì?
Viêm đại tràng co thắt hay còn được gọi là hội chứng ruột kích thích hay đại tràng chức năng… Bệnh lý là các rối loạn tiêu hóa tái đi tái lại kéo dài ít nhất là 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột. Bệnh có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ thực phẩm thông qua đại tràng.
Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và được phân chia thành 3 loại cơ bản:
- Đối tượng có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy
- Người bệnh có hiện tượng đau bụng và táo bón
- Người bệnh đau bụng vừa tiêu chảy vừa gặp phải hiện tượng táo bón
Theo thống kê, trên thế giới có tới 20% người mắc viêm đại tràng co thắt, còn ở nước ta có tới 30-40% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Thủ phạm gây viêm đại tràng co thắt
Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, phải kể tới những nguyên nhân điển hình như sau:
- Chứng viêm đường ruột do ăn phải đồ ăn không hợp vệ sinh, thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ a-míp
- Do hiện tượng rối loạn nhu động ruột
- Dùng quá nhiều thuốc kháng sinh đường ruột gây nên tình trạng loạn khuẩn
- Do rối loạn tâm thần, sang chấn tâm thần…
Bệnh viêm đại tràng co thắt ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống (không thoải mái, kiêng khem quá mức, hay cáu gắt dễ nổi nóng, lúc nào cũng lo đến bệnh tật của mình).
Triệu chứng bệnh đại tràng co thắt
Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm đại tràng co thắt:
Rối loạn đại tiện
Người bệnh thường bị thay đổi số lần đi đại tiện, phân lỏng táo bón xen lẽ với phân bình thường. Tình trạng này tái đi tái lại nhiều lần, phân có dấu hiệu đầu rắn đuôi nát, người bệnh có cảm giác đi ngoài không hết phân, đi ngoài xong lại có cảm giác muốn đi tiếp
Đau bụng
Có cảm giác khó chịu ở vùng bụng, cảm giác đau bụng bớt khi trung tiện và tăng lên khi người bệnh mắc táo bón.
Bụng trướng hơi
Bụng căng trướng, mềm, không có dấu hiệu gì đặc biệt khi thăm khám
Phân có nhày
Trong phân luôn có dính chất nhày
Các dấu hiệu khác
Các dấu hiệu khác ngoài tiêu hóa như nhức đầu, đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ, lo lắng suy sụp tinh thần
Để xác định rõ mình có mắc viêm đại tràng co thắt không người bệnh cần tới bệnh viện để xét nghiệm lâm sàng và xác định rõ tình trạng bệnh của mình hơn từ đó sẽ có biện pháp điều trị tích cực.
Phương pháp chuẩn đoán viêm đại tràng co thắt
Việc chuẩn đoán viêm đại tràng co thắt khá phức tạp, tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm khác nhau như:
- Xét nghiệm máu: hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện thiếu máu
- Xét nghiệm phân: không có vi khuẩn gây bệnh, không có máu
- Chụp XQ: không có hình ảnh tổn thương hoặc cấu trúc bất thường ở đại tràng, chỉ có hìng ảnh rối loạn nhu động co bóp của đại tràng (Hình chồng đĩa, hình thẳng đuỗn
- Soi trực tràng sigma hoặc đại tràng niêm mạc hồng, có thể có xung huyết nhẹ, tăng tiết nhầy, tăng co bóp hoặc giảm nhu động
- Sinh thiết mô bệnh học thấy niêm mạc bình thường
Dinh dưỡng cho người mắc viêm đại tràng co thắt
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh viêm đại tràng co thắt rất quan trọng, một chế độ ăn hợp lý đầy đủ chất dinh dưỡng giúp người bệnh giảm các triệu chứng đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả. Ngược lại, chế độ ăn không phù hợp khiến người bệnh bị cơn đau hành hạ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày. Người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn như sau:
- Chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm, chọn thực phẩm còn tươi sống
- Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn sống các loại thực phẩm như rau sống, nem chua, nem chạo, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá…
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, nên ăn đúng giờ và không bỏ bữa
- Không nên ăn các đồ ăn lạ, tránh các thực phẩm cứng như xương sụn, rau sống…để tránh tổn thương tới các vết loét ở đại tràng
- Hạn chế các thực phẩm như: Trứng, thịt mỡ, món chiên xào nhiều dầu mỡ, dưa cải chua, mắm, nước ngọt có gas…vì đây là những thực phẩm dễ gây rối loạn đi tiêu, đầy bụng.
- Tránh xa cafe, rượu bia, thuốc lá
- Để tinh thần thoải mái, không nên quá lo lắng về bệnh tật của mình để tránh gây căng thẳng, mất ngủ
- Tập thể dục đều đặn với hình thức phù hợp với sức khỏe và tập những động tác dễ thực hiện nhất.
Viêm đại tràng co thắt – Chữa trị như thế nào?
Bên cạnh chế độ ăn uống đặc biệt người bệnh cần có chế độ luyện tập đi ngoài đều đặn 1 lần/ngày, massage bụng, luyện tập thư giãn, khí công giúp hỗ trợ điều trị
Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ dừng ở việc giải quyết các triệu chứng gây bệnh như thuốc giảm đau, giảm co thắt, chống sinh hơi, chống tiêu chảy, chống táo bón, an thần, gây ngủ… mà không loại trừ bệnh gây ra cảm giác chán nản cho người bệnh.
Trường hợp người bệnh dùng quá nhiều thuốc sẽ dễ bị phản tác dụng với nhau chẳng hạn như thuốc giảm đau, giảm trướng bụng có thể gây nên tình trạng táo bón… Do đó, lời khuyên cho người bệnh nên sử dụng sản phẩm dành riêng cho người bệnh như Tràng Phục Linh Plus để giảm kích thích lên đại tràng, từ đó giúp giảm stress, kích thích gây co thắt đại tràng.
Đặc biệt, Tràng Phục Linh Plus là sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh tại trường Đại học Y Hà Nội. Công bố được nghiên cứu tháng 10/2015 với các tác dụng nổi bật:
- Giảm kích thích gây co thắt đại tràng hiệu quả
- Giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như đau bụng, trướng bụng, đi ngoài nhiều lần
- Giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương
Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm.