Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa gặp khá phổ biến hiện nay mà người bệnh không thể xem thường. Người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng đi ngoài, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng đầy hơi…gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy viêm đại tràng là gì? Các triệu chứng nhận biết bệnh? Cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
Mục lục
Viêm đại tràng là gì?
Đại tràng (ruột già) là phần áp cuối trong hệ tiêu hóa có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ từ ruột non. Ruột già có tác dụng hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tại nhu động và bài tiết phân qua trực tràng.
Ruột già dài khoảng 1,5 mét với chiều dài có thể đạt tới 1m9 và trung bình với người Việt Nam dài 1m48cm và khác nhau ở mỗi người và các giới tính.
Viêm đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp ở nước ta. Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp niêm mạc đại tràng dẫn tới sự suy giảm chức năng hoạt động của đại tràng, dẫn tới tình trạng tổn thương ở đại tràng thậm chí viêm loét.
Tình trạng viêm nhiễm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, ăn uống, do các bệnh lý về viêm ruột hoặc do ảnh hưởng của xạ trị. Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn tới chức năng hoạt động của đại tràng.
Nhận biết viêm đại tràng qua các dấu hiệu
Người bệnh viêm đại tràng gặp phải một số triệu chứng thường gặp dưới đây:
Chán ăn, mệt mỏi, ăn ngủ kém
Người bệnh ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi, đầy bụng, giảm trí nhớ, cáu gắt, có thể bị sốt. Người bệnh cần lưu ý, các triệu chứng này có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như các bệnh lý về dạ dày,… Trường hợp người bệnh bị viêm đại tràng nặng có các biểu hiện: Người gầy sút, hốc hác, thiếu máu thậm chí khối u quá lớn có thể gây biến chứng tắc ruột.
Đau bụng
Cơn đau thường ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng gan góc, góc lách), cơn đau lan dọc theo khung đại tràng. Đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ, đau giảm khi đi đại tiện. Cơn đau dễ tái phát, đau quặn từng cơn khắp bụng nhất là vùng dưới rốn.
Đau nặng hay nhẹ, thưa hay dày phụ thuộc vào mức độ viêm của từng người, đau kèm theo cảm giác muốn đi ngoài mà không đi được nên cảm thấy rất bí bách, khó chịu.
Đầy hơi chướng bụng
Người bệnh dễ bị đầy hơi chướng bụng, ăn uống khó tiêu khiến người bệnh rất khó chịu, bụng ấm ách nặng nề.
Rối loạn đại tiện
Người bệnh bị đi ngoài nhiều lần, phân lúc táo lúc lỏngmsau bãi phân thường có nhầy có thể có máu. Hiện tượng táo lỏng xen kẽ, mót rặn ỉa già, sau đi ngoài thường bị đau hậu môn.
Triệu chứng bên trong khác
Khi ấn tay vào hố chậu có tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng thấy đau. Có thể sờ thấy “thừng xích ma” như một ống chắc, ít di động.
Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu trên có thể nghĩ tới bệnh viêm đại tràng, nhưng chưa thể khẳng định bị đại tràng hay không. Người bệnh cần được phát hiện và chẩn đoán chính xác ở những cơ sở y tế tin cậy và làm các xét nghiệm để khẳng định có bị viêm đại tràng hay không.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, dựa vào nguyên nhân người ta phân loại một số loại viêm đại tràng sau.
- Viêm đại tràng do vi khuẩn gây ra (như shigella ,Campylobacter , E. coli , và C. difficile )
- Viêm đại tràng do virus (như cytomegalovirus [CMV])
- Viêm đại tràng bức xạ (ví dụ như sau điều trị bằng bức xạ cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt )
- Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ (như tắc nghẽn của động mạch cung cấp máu cho đại tràng bởi một cục máu đông. Nếu cục máu đông ngắt dòng chảy của máu đến một phân đoạn của đại tràng, kết quả là viêm của đoạn đại tràng đó, và đôi khi thậm chí là hoại tử).
- Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng (hai liên quan đến điều kiện được gây ra bởi các bất thường của hệ thống miễn dịch của cơ thể trong đó cơ thể tạo tự kháng thể tấn công đại tràng). Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng cũng được gọi là bệnh viêm ruột (IBD).
Truyền nhiễm, phóng xạ, thiếu máu cục bộ, viêm loét, và viêm đại tràng Crohn tất cả đều gây tổn thương có thể nhìn thấy lớp niêm mạc của đại tràng. Những bất thường bao gồm phù (sưng lớp niêm mạc), đỏ, chảy máu từ niêm mạc với cọ xát nhẹ nhàng , và loét. Những bất thường này có thể được phát hiện nhờ nội soi (kiểm tra toàn bộ đại tràng bằng cách sử dụng một ống có gắn camera dài linh hoạt) hoặc soi đại tràng sigma linh hoạt (kiểm tra trực tràng và đại tràng sigma- phân khúc đại tràng gần trực tràng).
Phù nề và tình trạng viêm của lớp niêm mạc đại tràng cản trở sự hấp thu nước từ thức ăn gây ra tình trạng tiêu chảy do nước không được hấp thu vào đại tràng. Mủ và chất tiết của đại tràng tăng tiết, máu chảy từ các vết loét hay trợt từ lòng đại tràng cũng có mặt trong phân được bài tiết nên triệu chứng tiêu chảy của viêm đại tràng cũng khác với nguyên nhân khác.
Những biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
Xuất huyết đại tràng ồ ạt
Tình trạng chảy máu ồ ạt trong lòng đại tràng đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được xử lý kịp thời
Giãn đại tràng
Biến chứng này thường xảy ra ở người viêm đại tràng mạn tính. Khi đại tràng bị giãn sẽ không thực hiện tốt được chức năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của nó khiến người bệnh có nguy cơ bị viêm loét nặng hơn.
Biến chứng lao ở màng bụng của bệnh viêm đại tràng
Thường gặp ở bệnh nhân mắc dạng viêm đại tràng do lao lâu năm.
Ung thư đại tràng
Biến chứng ung thư đại tràng được coi là biến chứng nguy hiểm ở người bệnh viêm đại tràng. Nguy cơ ung thư hóa thường xảy ra ở người bệnh viêm đại tràng mạn trên 10 năm.
Phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng
Để chẩn đoán chính xác viêm đại tràng ngoài những triệu chứng xuất hiện ở người bệnh, bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm giúp kiểm tra cận lâm sàng, cụ thể như:
Xét nghiệm máu
Đánh giá tình trạng toàn thể của người bệnh và tìm kiếm các vấn đề tiềm ẩn liên quan tới bệnh viêm đại tràng
Công thức máu (CBC)
Phương pháp này có tác dụng đánh giá số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu. Số lượng hồng cầu sẽ giúp xác định lượng mất máu qua phân, số lượng tế bào bạch cầu đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể. Tiểu cầu đóng vai trò đông máu, vì vậy biết số lượng tiểu cầu sẽ rất hữu ích trong việc đánh giá bất thường trong việc chảy máu của bệnh nhân.
Điện giải đồ
Xét nghiệm về các chất vi lượng trong cơ thể như Natri, Kali, Clorua, thường các chất điện giải sẽ giảm nếu xảy ra tiêu chảy. các triệu chứng do giảm Natri, Kali hay Canxi gây ra có thể làm nhiễu thông tin làm cho việc chẩn đoán viêm đại tràng khó khăn hơn.
Chức năng thận
Có thể được đánh giá bằng cách đo nồng độ ure và creatinine trong máu.
Mẫu phân
Dùng để được thu thập để cấy khuẩn tìm kiếm bằng chứng về sự nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra viêm đại tràng. Cấy khuẩn sẽ tìm ra vi khuẩn nào gây ra tình trạng viêm đại tràng.
Nội soi đại tràng
Đây là phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng tốt nhất hiện nay. Phương pháp sử dụng ống mềm có gắn camera có thể đi từ miệng hoặc hậu môn để quan sát tình trạng trong lòng đại tràng, cho phép phát hiện ra các tổn thương của đại tràng giúp xác định chẩn đoán bệnh.
Nội soi đại tràng có 2 phương pháp:
- Nội soi đại tràng không gây mê
- Nội soi đại tràng gây mê
Người bệnh cần lưu ý, nên nội soi đại tràng tại cơ sở y tế uy tín để cho kết quả chính xác và giảm thiểu các nguy cơ trong quá trình nội soi.
Có thể bạn muốn biết: Người bị viêm đại tràng nên đi khám ở đâu thì uy tín?
Nguyên tắc trong điều trị người viêm đại tràng cần nhớ
Bệnh viêm đại tràng với các triệu chứng khó chịu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, điều trị viêm đại tràng vẫn gặp khá nhiều khó khăn vì bệnh kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau trong điều trị bệnh:
Cần có một chế độ ăn uống đúng cách
Khi mắc viêm đại tràng người bệnh thường hay lo lắng, ăn uống kiêng khem rất cẩn thận. Thậm chí nhiều người không dám ăn gì, chỉ ăn rau và thịt khiến sụt cân, sức khỏe suy kiệt, mệt mỏi, gầy yếu thậm chí suy dinh dưỡng. Một số trường hợp khác ăn uống không khoa học, không kiêng khem gì khiến các triệu chứng của bệnh càng trở nên trầm trọng vì vậy việc điều trị gặp nhiều khó khăn và kéo dài hơn.
Do đó, để hỗ trợ hiệu quả trong điều trị viêm đại tràng người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học và đúng cách. Không nên kiêng khem quá mức mà cần có sự chọn lọc trong ăn uống, những thực phẩm làm triệu chứng của bệnh nặng hơn cần loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày.
Với người bệnh bị táo bón: Cần tăng cường chất xơ bằng các loại rau có màu xanh đậm, giảm lượng chất béo đưa vào cơ thể, bổ sung nhiều nước, chia nhiều bữa nhỏ trong ngày với số lượng thức ăn ít hơn.
Khi bị tiêu chảy nhiều lần: Hạn chế ăn các loại rau chứa nhiều chất xơ, không sử dụng gia vị cay nóng và các thực phẩm có tính kích thích như ớt, hạt tiêu, đồ chua, cà phê, rượu bia,… Nên ăn các thức ăn dạng lỏng giúp dễ tiêu hóa như súp, cháo, chia làm nhiều bữa trong ngày để giảm gánh nặng cho đại tràng.
Hạn chế uống sữa, đặc biệt là các loại sữa chứa đường lactose vì chúng rất khó tiêu hóa và có thể khiến người bệnh bị tiêu chảy.
Bên cạnh đó, cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức.
Kiên trì điều trị
Nhiều người bệnh trong quá trình điều trị thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm thì lập tức dừng điều trị, nhưng một thời gian sau bệnh lại tái lại. Nhưng thực tế những rối loạn tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: Miễn dịch kém, loạn khuẩn ruột, niêm mạc bị viêm nhiễm, polyp hoặc do những tổn thương không thực thể như thần kinh, tâm lý…nên không thể bình phục trong một thời gian ngắn.
Vì vậy, song song với việc sử dụng những liệu pháp hợp lý để chữa bệnh tận gốc người bệnh cần kiên trì điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt.
Sử dụng kháng sinh hợp lý
Khi điều trị viêm đại tràng, do niêm mạc đại tràng có nhiều ổ viêm loét nên khi điều trị bác sĩ thường kê kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cư trú ở các ổ viêm, chữa lành các vết loét. Nhưng khi sử dụng kháng sinh điều trị thuốc kháng sinh không phân biệt được các lợi khuẩn và hại khuẩn nên tiêu diệt luôn cả các vi khuẩn có lợi gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột khiến người bệnh thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, dễ bị tái phát.
Do đó, người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh dễ dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, kháng thuộc không những điều trị không mang lại hiệu quả tốt mà khiến bệnh ngày càng thêm nặng.
Cần tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng
Khi lớp niêm mạc đại tràng bị tổn thương mà hàng ngày vẫn thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại từ thức ăn, virus, vi khuẩn, kí sinh trùng nên rất dễ bị kích ứng và bệnh dễ tái phát trở lại. Do đó, để hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh người bệnh cần chú ý tới vấn đề hồi phục và tái tạo lớp niêm mạc đại tràng.
Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính.
Tràng Phục Linh có tác dụng:
- Giúp tái tạo niêm mạc đại tràng bị tổn thương và cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Giúp khắc phục nhanh những triệu chứng của bệnh như: tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần, sống phân, rối loạn tiêu hóa…
- Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính.
Tìm mua sản phẩm Tràng Phục Linh có chứa ImmuneGamma gần nhà bạn nhất TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Phòng tránh viêm đại tràng như thế nào?
Viêm đại tràng do nhiều nguyên nhân gây nên do đó việc phòng bệnh cần tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Mọi người cần thực hiện một số cách như sau:
- Thực hiện vệ sinh ăn uống, không ăn thực phẩm đã ôi thiu, thức ăn được chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh
- Ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái sống
- Rửa tay sạch trước khi ăn, không ăn các thực phẩm chưa nấu chín như tiết canh, gỏi cá, thịt sống, các loại rau sống cần được rửa kĩ và tiệt trùng trước khi ăn
- Thực đơn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau như trứng, cá, rau quả,…
- Có thể dùng các loại sữa chua, men vi sinh để hỗ trợ tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn
- Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch
Xem thêm: