Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh viêm đại tràng. Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Nhiều người thắc mắc vậy người bệnh viêm đại tràng có nên uống sữa không? Uống được sữa gì? Cùng giải đáp những thắc mắc trên.
Viêm đại tràng có uống sữa không?
Sữa là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể và được bổ sung trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Không những cung cấp những dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể, sữa có hỗ trợ rất lợn giúp hệ tiêu hóa thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên với người bệnh viêm đại tràng thì lại khác?
Viêm đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa gặp ở khá nhiều đối tượng với các triệu chứng cơ bản như táo bón, đầy hơi, đau bụng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,…Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể chuyển sang dạng mạn tính và gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho sức khỏe.
Theo ý kiến của các chuyên gia, tuy rằng sữa rất tốt đối với sức khỏe nhưng với người bệnh mắc viêm đại tràng thì hoàn toàn ngược lại. Người bệnh cần phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi chọn loại sữa phù hợp.
Với các sữa có nguồn gốc từ động vật có chứa hàm lượng lớn thành phần chất béo, đường, lactose. Đây là dưỡng chất không thích hợp đối với người bị viêm đại tràng vì các chất này sẽ khiến người bệnh bị khó tiêu khi ăn, lượng thức ăn cung cấp vào cơ thể. Do đó, khi nạp sữa có nguồn gốc động vật vào cơ thể từ 30 phút – 2 giờ cơ thể người bệnh có các phản ứng như đau bụng, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,…
Các dưỡng chất trong sữa khiến bạn khó tiêu khi ăn, lượng thức ăn cung cấp vào cơ thể khó chuyển hóa thành các dưỡng chất cần thiết do lượng chất béo trong sữa khá cao. Bên cạnh đó, sử dụng sữa có nguồn gốc động vật khiến dạ dày không ổn định, người bệnh dễ bị đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy.
Tuy nhiên, không phải người mắc viêm đại tràng là phải kiêng hoàn toàn sữa, bạn có thể uống sữa giúp cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể. Nhưng không phải bất kì loại sữa nào cũng dùng được, cần căn cứ vào thành phần của các loại sữa nên chọn những sản phẩm không có thành phần chất béo và đường lactose hoặc sản phẩm sữa chứa ít thành phần này.
Người bệnh viêm đại tràng nên uống sữa gì?
Để hạn chế tình trạng khó chịu xảy ra khi người bệnh viêm đại tràng dùng sữa, người bệnh có thể thay thế bằng các loại sữa khác như sữa chua, sữa đậu nành,…
Sữa chua
Thay vì uống sữa thì những người bị viêm đại tràng nên ăn sữa chua trong thực đơn hàng ngày của mình. Sữa chua có tác dụng rất tốt đối với người bệnh viêm đại tràng.
Sữa chua cung cấp nguồn dinh dưỡng giàu vitamin A, B6, B12, C, D, E, K và hàm lượng protein, canxi, kali, kẽm, sắt cao ngất ngưỡng giúp mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, sữa chua có chứa lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa là Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium, cũng như chứa vô cùng ít chất lactose nên giúp điều chỉnh chức năng của bộ máy tiêu hóa, ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển ở thành ruột làm nhiễm trùng, gây bệnh. Đồng thời hạn chế các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng,…
Nhưng cần lưu ý, nên ăn vừa đủ không nên quá lạm dụng ăn quá nhiều vì trong sữa chua có tính axit có thể làm dạ dày cồn cào,…Nên ăn 1 – 2 hũ/ngày vào buổi tối.
Sữa đậu nành
Đây cũng là lựa chọn an toàn cho người bệnh viêm đại tràng. Loại thức uống khá phổ biến này không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa của đại tràng cũng như hệ đường ruột nên người bệnh có thể sử dụng rất tốt.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các loại sữa khác có nguồn gốc từ thực vật như sữa bắp, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch,…rất tốt đối với sức khỏe.
Xem thêm: Chữa viêm đại tràng theo y học cổ truyền
Một số thực phẩm khác thay thế sữa cho người bệnh
Khi không sử dụng sữa, người bệnh có thể bị thiếu hụt một số vitamin cần thiết. Do đó, cần sử dụng một số thực phẩm sau đây để bổ sung dưỡng chất vào cơ thể:
Các thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Những thực phẩm giàu vitamin D và canxi ví dụ như trứng, gan, sữa chua,…Ngoài ra, người bệnh có thể phơi nắng vào buổi sáng sớm giúp bổ sung cơ thể canxi và vitamin D cần thiết.
Rau xanh và trái cây
Trong trái cây có chứa hàm lượng vitamin dồi dào giúp hỗ trợ tốt trong quá trình phòng và điều trị viêm đại tràng. Bên cạnh đó, rau xanh là thực phẩm không thể thiếu đối với người bệnh viêm đại tràng. Trong rau xanh có chứa nhiều chất xơ và khoáng chất, vitamin giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Bổ sung đủ nước
Nước có vai trò rất quan trọng đối với cưo thể, bạn nên bổ sung 2 lít nước mỗi ngày không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Dấm táo
Trong dấm táo có chứa một lượng lớn pectin hòa tan làm kích thích các hoạt động của tế bào và hệ tiêu hóa làm tốt chức năng.
Dầu cá
Omega – 3 có nhiều trong dầu cá giúp giảm viêm do bệnh đại tràng gây ra, đồng thời dầu cá còn là chất bôi trơn, giúp phân dễ di chuyển hơn, giảm tình trạng táo bón đáng kể.
Tìm hiểu thêm: Viêm đại tràng nên tránh ăn gì để mau khỏi bệnh?