Viêm đại tràng chảy máu là bệnh lý gây loét và chảy máu đại trang, tổn thương lớp niêm mạc và dưới niêm mạc đại tràng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm đại tràng chảy máu.
Viêm đại tràng chảy máu là gì?
Viêm đại trực tràng chảy máu là bệnh gây loét và chảy máu đại tràng, tổn thương lan tỏa ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc. Bệnh đang có xu hướng tăng ở các nước phát triển, nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng nhưng thường xảy ra ở người trẻ với các dấu hiệu như:
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Phân cóm máu kèm sốt
- Sút cân, mất máu,…
Bệnh thường không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, do đó việc chẩn đoán sớm và điều trị có ý nghĩa quan trọng giúp tránh xảy ra những biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng chảy máu
Hiện nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một số yếu tố dưới đây có liên quan đến bệnh như:
- Yếu tố gia đình
- Di truyền
- Nhiễm khuẩn
- Yếu tố tâm lý, gia đình,…
Do nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn có liên quan tới sự khởi phát hay tái phát của bệnh. Bệnh tái phát thường liên quan tới tình trạng nhiễm trùng đường ruột gồm Clostridium difficile, E. Coli và Salmonella, Shigella, Campylobacter.
Do yếu tố môi trường
Chế độ ăn uống hàng ngyà, sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lá,…có ảnh hưởng tới tần suất và những đợt tiến triển của bệnh. Đối với phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần so với những phụ nữ không sử dụng thuốc tránh thai.
Yếu tố gen
Theo thống kê, có khoảng 20% người bệnh có người trong gia đình bị mắc các bệnhh viêm ruột mạn tính tự phát. Trong một nghiên cứu ở Nhật, các tác giả nhận thấy những người có gen HLA-DRB1*1502 (DR2) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có gen DR4.
Yếu tố tâm lý
Căng thẳng kéo dài, stress về tinh thần là yếu tố góp phần khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng hơn.
Yếu tố miễn dịch
Hai kháng thể pANCA (perinuclear antineutrophil cytoplasmic antibodies) và ASCA (anti – Sacharomyces cerevisiae antibodies). pANCA dương tính ở 40% bệnh nhân Crohn và 80% bệnh nhân viêm loét đại trực tràng. Tỷ lệ pANCA dương tính cao hơn ở những BN có kết hợp viêm xơ chít hẹp đường mật tiên phát.
Xem thêm: Đau bụng do viêm đại tràng ở vị trí nào?
Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng chảy máu
Đây là triệu chứng gặp khá phổ biến, đau bụng khiến người bệnh phải đi đại tiện ngay. Khi đi đại tiện người bệnh có triệu chứng mót rặn. Giai đoạn đầu, bệnh thường bị nhầm lẫn với bệnh lỵ nên nhiều người bệnh chủ quan tự điều trị nhưng không có kết quả hoặc có thuyên giảm nhưng sau bệnh ngày càng tăng. Tùy vào mức độ tổn thương mà bệnh có biểu hiện khác nhau
Thể nhẹ:
Người bệnh không có thay đổi về thể trạng
Triệu chứng đi đại tiện nhầy máu chỉ kéo dài dưới 4 ngày
Không có thiếu máu hoặc giảm protein máu
Bệnh khu trú ở trực tràng, đại tràng sigma, hiếm khi có tổn thương cao hơn ở phía trên.
Các biểu hiện ngoài ruột là rất hiếm.
Thể nặng:
- Người bệnh bị đau quặn bụng
- Đại tiện phân máu có thể xảy ra vào ban đêm nhưng số lần đại tiện thường dưới 6 lần/ngày
- Kèm theo hiện tượng sốt, giảm protein máu khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi
Thể trầm trọng:
- Người bệnh đi đại tiện có máu hơn 6 lần/ngày và thường xảy ra vào ban đêm
- Có cảm giác đau rát, buốt hậu môn, mót rặn
- Cơ thể suy sụp, nhịp tim nanh, huyết áp hạ
- Sốt cao
- Bụng chướng
Nếu không được điều trị kịp thời bệnh tiến triển rất nặng dẫn tới tử vong do tình trạng xuất huyết trầm trọng hoặc giãn đại tràng nhiễm độc.
Việc chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh, các đặc điểm khi nội soi đại trực tràng kết hợp với sinh thiết. Cần lưu ý, khi soi đại tràng cần cẩn thận không nên bơm hơi nhiều vì có thể gây thủng ruột.
Biến chứng có thể xảy ra khi bị viêm đại tràng chảy máu
Biến chứng nhẹ của viêm đại tràng chảy máu là giả polyp, chỉ xảy ra trong 20% trường hợp. Các biến chứng ít gặp hơn như nứt hậu môn, rò và áp xe hậu môn
Biến chứng nặng:
- Chảy máu trầm trọng
- Hẹp đại tràng
- Phình đại tràng nhiễm độc
- Thủng đại tràng
- Ung thư
Các biến chứng khác như:
- Viêm quanh mật quản
- Viêm khớp
- Hồng ban nút
- Viêm da mủ hoại thư
- Viêm xơ đường mật tiên phát
- Viêm thận bể thận và sỏi
Trong đợt cấp nặng của viêm loét đại trực tràng chảy máu lan rộng có thể có biến chứng đông máu rải rác nội mạch.
Trong đó ung thư hóa là biến chứng khá nguy hiểm, nguy cơ tăng lên theo thời gian bị bệnh. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng trong 10 năm đầu của bệnh là 2%, sau 20 năm bị bệnh là 8% và sau 30 năm là 18%.
Bên cạnh đó, người bệnh còn bị suy dinh dưỡng do quá trình viêm mạn tính lâu ngày do mất albumin qua đường tiêu hóa.
Chẩn đoán viêm đại tràng chảy máu như thế nào?
Bệnh viêm đại tràng chảy máu chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng của người bệnh và các biểu hiện đặc trưng khi nội soi đại trực tràng kết hợp với sinh thiết.
Để củng cố chẩn đoán bác sĩ cho bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm phân
- Xét nghiệm máu, sinh hóa, giảm vitamin B12, axít folic, Fe huyết thanh
- Chụp X-quang khung đại tràng
- Nội soi khung đại tràng
- Sinh thiết niêm mạc đại tràng
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và phạm vi tổn thương của bệnh mà bác sĩ chọn phương pháp điều trị khác nhau. Người bệnh được ưu tiên điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa được chỉ định khi đièu trị nội khoa thất bại hoặc với các trường hợp bị thủng đại tràng, phình giãn đại tràng nhiễm độc hoặc ung thư hóa,…
Điều trị viêm đại tràng chảy máu
Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ kê thuốc hợp lý cho người bệnh. Không dùng các chế phẩm của thuốc phiện, thuốc chống tiêu chảy và thuốc kháng cholin vì có thể gây ra phình đại tràng, đặc biệt trong trường hợp có biến chứng phình đại tràng nhiễm độc bệnh nhân phải được theo dõi và điều trị trong trung tâm hồi sức tích cực.
Khi phát hiện các triệu cuhứng rối loạn đại tiện, thay đổi tính chất phân như phân không thành khuôn, phân có máu, đau bụng nhiều lần cần tới cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng bệnh phát triển giai đoạn muộn như: đi đại tiện 2 – 3 ngày liền, mất máu thì việc điều trị sẽ khó khăn, tốn kém hơn.
Mọi người cần được theo dõi thường xuyên 6 tháng 1 lần bằng soi đại tràng, sinh thiết đại tràng và đại tràng sigma để kịp thời phát hiện giai đoạn đầu của tiến triển ung thư.
Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống và sinh hoạt.Bệnh nhân nên ăn những thức ăn mềm, ít chất xơ như cơm nhão, cháo, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, lưu ý tránh ăn rau sống, bắp…
Chi tiết: Viêm đại tràng nên ăn gì? Kiêng gì?
Hạn chế căng thẳng quá mức khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng, nên thư giãn, nghỉ ngơi tránh suy nghĩ quá mức. Uống đủ nước, không dùng các chất kích thích và khám sức khỏe định kỳ. Đây cũng là biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đối với người khỏe mạnh.
Tìm mua sản phẩm cho người bệnh viêm đại tràng gần nhà bạn nhất TẠI ĐÂY